Khóa đào tạo với chủ đề “Môi trường làm việc bình đẳng và thân thiện: Từ chính sách đến thực tiễn” đã diễn ra vào ngày 01/10 tại TP.HCM và ngày 11/10/2024 tại Hà Nội

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2022, phụ nữ Việt Nam trung bình dành 3 giờ mỗi ngày cho công việc nhà, trong khi nam giới chỉ dành 1 giờ 42 phút. Gánh nặng này không chỉ làm giảm cơ hội của phụ nữ trong việc tham gia vào thị trường lao […]

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2022, phụ nữ Việt Nam trung bình dành 3 giờ mỗi ngày cho công việc nhà, trong khi nam giới chỉ dành 1 giờ 42 phút. Gánh nặng này không chỉ làm giảm cơ hội của phụ nữ trong việc tham gia vào thị trường lao động, mà còn dẫn đến khoảng cách về thu nhập và hạn chế quyền tham gia vào các quyết định quan trọng trong gia đình cũng như xã hội.

Nhằm giải quyết những bất bình đẳng này, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam (VWEC) đã phối hợp với UN Women triển khai dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường năng lực kinh tế cho phụ nữ hướng tới phát triển bền vững”. Dự án tập trung vào việc thúc đẩy các chính sách và thực hành chăm sóc thân thiện với gia đình, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia lực lượng lao động một cách công bằng và đảm nhận các vị trí lãnh đạo. Đồng thời, dự án còn hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc, đặc biệt là các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Trong những năm gần đây, khái niệm về kinh tế chăm sóc đã trở nên phổ biến. Việc sử dụng thuật ngữ này làm nổi bật hai vấn đề. Thứ nhất, chăm sóc là nền tảng của kinh tế thị trường và con người tham gia sản xuất trên thị trường trước tiên phải được tái sản xuất sức lao động, cần được chăm sóc. Thứ hai, chăm sóc con người/nguồn nhân lực là một hoạt động kinh tế, mặc dù phần lớn hoạt động đó diễn ra bên ngoài thị trường. Chăm sóc được coi là một phần của nền kinh tế vì nó là nhu cầu cần thiết của tất cả mọi người và để đáp ứng nhu cầu này cần có nguồn lực. Và cũng bởi vì chăm sóc là công việc đòi hỏi thời gian, năng lượng và kiến thức, thực hiện chăm sóc có “chi phí cơ hội”, vì nó chiếm thời gian dành cho các hoạt động khác. Chi phí cơ hội của việc chăm sóc không chỉ ảnh hướng tới phụ nữ nói riêng mà còn ảnh hưởng tới lao động nữ và nữ doanh nhân nói chung.

Với bối cảnh trên, từ tháng 5/2024, Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam phối hợp với UN Women xây dựng Dự ánHỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường năng lực kinh tế cho phụ nữ hướng tới phát triển bền vững”

Dự án này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc, cải thiện năng suất lao động và giữ chân nhân viên, đặc biệt là lao động nữ.

Chúng tôi vui mừng thông báo về sự thành công của 02 khóa đào tạo đầu tiên trong khuôn khổ Dự án trên. Khóa đào tạo với chủ đề “Môi trường làm việc bình đẳng và thân thiện: Từ chính sách đến thực tiễn” đã diễn ra vào ngày 01/10 tại TP.HCM và ngày 11/10/2024 tại Hà Nội, do Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam phối hợp với UN Women tổ chức. Các sự kiện  đã thu hút hơn 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp lớn ở Hà Nội, Tp.HCM và các tỉnh lân cận của hai thành phố

Sự thành công của 02 khóa đào tạo đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu của dự án, hướng đến việc tạo ra một môi trường làm việc bình đẳng, hỗ trợ phụ nữ phát triển năng lực kinh tế và tham gia tích cực vào thị trường lao động. Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho nỗ lực hợp tác giữa Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam và UN Women, mang lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp.

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women), cảm ơn các doanh nghiệp, các đại biểu đã nhiệt tình tham gia và đóng góp vào sự thành công của khóa đào tạo. Chúng tôi hy vọng rằng những kiến thức và kinh nghiệm từ khóa đào tạo sẽ tiếp tục được áp dụng và lan tỏa, góp phần xây dựng một môi trường làm việc ngày càng bình đẳng và bền vững.

———-

Hãy tiếp tục theo dõi Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam để cập nhật thêm thông tin và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, doanh nhân nữ trong thời gian tới.

HỘI ĐỒNG DOANH NHÂN NỮ VIỆT NAM

Tầng 7, tòa VCCI, số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

Email: vwec@vcci.com.vn

Website: https://vwec.com.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/HoidongdoanhnhannuVietnam

There are no comments yet

Tin khác đã đăng